Mô hình cốc tay cầm trong chứng khoán là dạng mô hình giá thông dụng hiện nay. Loại mô hình này được nhiều trader chú ý lựa chọn nhằm giúp giao dịch “siêu lời”. Để hiểu cụ thể hơn về mẫu hình cốc và tay cầm, bạn hãy theo dõi những thông tin chia sẻ sau.

Nhận biết mô hình cốc tay cầm
Mô hình chiếc cốc tay cầm hoặc mô hình cup and handle. Đây là dạng mô hình giá phổ biến, thường được dùng trong giao dịch chứng khoán, forex.
Mô hình cốc và tay cầm được tìm thấy nhờ công sức của William J.O’Neil. Ông là một chuyên gia có tiếng trong lĩnh vực đầu tư tại Hoa Kỳ và trên thế giới.
Tên gọi của mô hình chiếc cốc tay cầm được dựa vào đúng hình dáng thể hiện của nó trên biểu đồ. Tổng thể, đó là hình dạng của một cái cốc (hinh cup) và có thêm bên tay cầm (handle).
Khi thị trường ở xu hướng tăng sẽ hình thành nên mô hình cốc tay cầm thuận. Còn nếu thị trường là xu hướng giảm thì đó là mô hình cốc tay cầm ngược.

Các phần của mô hình cốc tay cầm
Mô hình cốc tay cầm trong chứng khoán hay forex cơ bản đều có chun 4 phần. Đó là:
– Phần cái cốc: Thành phần chính và giữ vai trò thiết thực nhất đối với mô hình giá này. Khi cốc được thiết lập, trader sẽ nhận biết mô hình đang bắt đầu diễn ra.
– Phần tay cầm: Cũng là một thành phần không thể thiếu đối với mẫu hình cốc tay cầm. Nó có giá trị trong việc góp phần tạo ra sự hoàn chỉnh cho chiếc cốc.
– Phần xu hướng: Đặc trưng vẫn là xu hướng thị trường tăng và thị trường giảm. Xu hướng này sẽ thể hiện mạnh mẽ nhất trước khi cốc và tay cầm ra đời.
– Phần phá qua: Sự hoàn thiện của mô hình chiếc cốc tay cầm sẽ có sự tham gia của phá qua. Thành phần này sẽ vượt qua vị trí của tay cầm và bắt đầu đi vào phá vỡ. Khi phá qua xuất hiện, tín hiệu cho thấy đã hoàn tất mo hinh coc tay cam và hành trình mới sẽ sắp khởi tiếp.
Đặc điểm mô hình chiếc cốc tay cầm
Xét về đặc điểm của mô hình cốc cầm tay, có 2 vấn đề cần được quan tâm. Đó là đặc điểm của phần chiếc cốc và đặc điểm của phần tay cầm. Cụ thể:
Đối với phần cốc
Thời gian để hoàn thiện thân cốc trung bình sẽ kéo dài từ khoảng 3 tháng đến không quá 6 tháng. Độ cao được tính từ miệng cốc xuống phần đáy cốc có tỷ lệ dao động từ 12% đến 15%. Một số trường hợp thì độ cao này thậm chí còn lên đến mức 33%.
Đường kháng cự được hình thành nhờ nối hai đỉnh của cốc lại với nhau. Chiều hướng có phần hơi chếch lên trên. Bởi hai đỉnh cốc trên thực tế không thể bằng nhau mà chỉ xấp xỉ nhau. Đỉnh bên phải có phần nhỉnh hơn so với đỉnh bên trái.
Phần cốc của mô hình cốc tay cầm trong chứng khoán được thiết lập sau một xu hướng thị trường có giá tăng. Tối thiểu nó vào khoảng 30%.
Thân cốc trái hình thành nhờ thị trường tăng. Sau đó sẽ giảm dần để hoàn thiện cho một nửa của cốc. Giá giảm xuống sẽ tạo nên đáy cốc. Rồi sau đó tăng dần trở lại để thiết lập nên một nửa thân cốc còn lại. Khi giá di chuyển về đến đỉnh phải thì phần thân cốc được hoàn tất.

Phần tay cầm
Khi thân cốc đã hoàn chỉnh, thị trường bắt đầu cho đợt giảm giá nhẹ. Lúc này, phần tay cầm sẽ được thiết lập. Mặc dù giá có giảm nhưng sẽ không chạm đến đáy. Xét về độ sâu, nó chỉ chiếm khoảng ⅓ của chiều cao phần thân cốc.
Thời gian để hình thành nên tay cầm trung bình vào khoảng từ 1 đến 4 tuần. Bắt đầu tay cầm sẽ là xu hướng giảm nhưng sau đó giá tăng nhẹ trở lại để hoàn thiện một nửa của tay cầm bên phải.
Giá có thể tiếp tục diễn biến theo xu hướng chiều tăng. Nó di chuyển đến ngưỡng của break out và thực hiện phá vỡ. Trên biểu đồ lúc này, mô hình cái cốc và tay cầm được xác định cụ thể.

Tâm lý phổ biến khi trader giao dịch với mẫu hình cốc tay cầm
Theo ghi nhận, tâm lý chung thường gặp khi giao dịch với mô hình chiếc cốc tay cầm đó là:
Trader phần lớn sẽ cảm thấy lo lắng khi tín hiệu giá giảm xuất hiện. Thời điểm này, phần đáy hình chữ U sẽ được hình thành. Giá giảm đồng nghĩa với việc khối lượng giao dịch cũng giảm theo đáng kể.
Trader sẽ chọn mua vào nhiều hơn khi có thời điểm giá duy trì. Tốt nhất đó là mức giá tồn tại theo xu hướng thuận lợi. Tất nhiên giá tăng thì khối lượng giao dịch cũng sẽ tăng và khởi sắc.
Mức giá có thể tăng và kéo dài đến đỉnh phải của mô hình. Đây là lúc giá đảm nhiệm thêm vai trò là đường kháng cự. Trader có thể chọn bán ra nếu tính toán lợi nhuận đảm bảo tối ưu cho mình.
Phần lớn trader sẽ bán ra nhưng một số khác lại cố gắng mua vào thêm lần nữa. Mặc dù lúc này giá đang di chuyển gần chạm kháng cự. Nếu giá vượt qua cả kháng cự thì xu hướng theo chiều tăng tiếp tục và kết thúc sự hồi giá.
Kết luận
Mô hình cốc tay cầm trong chứng khoán là kiểu mô hình về giá thịnh hành hiện nay. Nếu hiểu rõ, nắm vững và biết cách giao dịch ưu việt nhất, trader sẽ dễ dàng thu được lợi nhuận ở mức “siêu lời”. Các trader hãy tham khảo các thông tin trên, học hỏi và vận dụng vào thực tế giao dịch để có được thành công hoàn hảo nhất cho mình.
x (x)