Khi bước vào thị trường giao dịch, trader phải biết đến chỉ báo ichimoku. Bởi vì công cụ này hỗ trợ rất tốt đối với phân tích kỹ thuật. Trader có thể dùng độc lập hoặc để kết hợp thêm các chỉ báo khác. Khám phá về cách sử dụng đám mây ichimoku đạt hiệu quả ưu việt trong giao dịch, nhiều vấn đề hữu ích sẽ dành cho trader.

Ichimoku là gì?
Ichimoku gọi theo thuật ngữ chuyên ngành sẽ là ichimoku cloud. Hoặc gọi theo cách của nhà đầu tư là đám mây ichimoku. Thế ichimoku cloud là gì?
Ichimoku Kinko Hyo – chỉ báo kỹ thuật hỗ trợ đối với trường phái giao dịch thiên về phân tích kỹ thuật. Đây là dạng biểu đồ cân bằng hình thành nhanh chóng.
Theo cấu tạo, mây ichimoku gồm 5 phần. Theo đó, có 2 thành phần chính khi kết hợp sẽ tạo ra hình dáng giống với đám mây. Do đó chỉ báo này còn gọi là “đám mây”.
Ichimoku giữ vai trò khi xác định đối với xu hướng hoạt động thị trường. Nó giúp chỉ ra động lượng, mức hỗ trợ và kháng cự cụ thể đối với giao dịch.
Lịch sử hình thành của mây Ichimoku
Mây ichimoku là gì được giới thiệu bởi Goichi Hosoda. Ông là một nhà báo xứ hoa anh đào nhưng lại có tình yêu lớn dành cho hoạt động tài chính và đầu tư.
Goichi Hosoda dành sự quan tâm lớn lao đối với mây ichimoku và mô hình nến. Cả hai dạng thức chỉ báo kỹ thuật này có quan hệ tương đồng và liên quan đến nhau rất lớn. 

Hướng dẫn cài đặt chỉ báo Ichimoku trên phần mềm giao dịch
Để vận dụng cách sử dụng đám mây ichimoku, trader phải tiến hành cài đặt loại chỉ báo này với phần mềm MT4. Có 2 cách thực hiện:
Cách thứ 1: Vào MT4 – chọn Insert – chọn Indicator – chọn Trend – chọn chỉ báo ichimoku.
Cách thứ 2: Vào MT4 – chọn Indicator (thanh công cụ) – chọn Trend – chọn chỉ báo ichimoku.
Các thành phần hệ thống giao dịch Ichimoku và nhận biết xu hướng
Nếu muốn học cách dùng mây ichimoku tối ưu, trader phải biết về thành phần của chỉ báo này. Tất cả phải nắm vững 6 yếu tố:

Kijun-Sen (Base Line) – Đường Cơ sở/Đường Xu hướng
Chu kỳ lần 26. Kijun-Sen = (High + Low)/2
Xu hướng chiều tăng khi giá phía trên đường Kijun-Sen. Nếu giá phía dưới thì xu hướng chiều giảm. Và xu hướng sẽ càng mạnh khi độ dốc Kijun-Sen càng lớn.
Tenkan-Sen (Conversion Line) – Đường Chuyển đổi/đường Tín hiệu
Chu kỳ lần 09. Tenkan-Sen = (High + Low)/2
Xu hướng chiều tăng khi giá phía trên đường Tenkan-Sen. Nếu giá phía dưới thì xu hướng chiều giảm.
Chikou-Span (Lagging Span) – Đường trễ
Lùi về 26 phiên. Chikou-Span = Close
Xu hướng chiều tăng khi Chikou-Span cách đường giá phía trên. Ngược lại sẽ là xu hướng chiều giảm. Nếu Chikou-Span vị trí nằm sát thì xu hướng sẽ đi ngang.
Senkou-Span A (Leading Span A) – Đường dẫn A
Tiến lên 26 phiên. Senkou-Span A = (Kijun-Sen + Tenkan-Sen)/2
Ichimoku Span A còn gọi là đường A. Nó “góp mặt” trên biểu đồ ngay vị trí tiến lên 26 phiên trong tương lai.
Senkou-Span B (Leading Span B) – Đường dẫn B
Chu kỳ lần 52 và tiến lên 26 phiên. Senkou-Span B = (High + Low)/2
Đường B khá giống đường xu hướng và đường tín hiệu. Tuy nhiên, độ chính xác của nó phải tính thêm chu kỳ lần 52.
Kumo – Mây Ichimoku
Đám mây ichimoku sẽ được tạo ra nhờ kết hợp đường A + đường B. Màu mây Kumo là màu Senkou-Span A khi đường A nằm phía trên đường B. Nếu ngược lại, màu mây Kumo sẽ là màu của Senkou-Span B.
Cách sử dụng mây Ichimoku toàn tập nâng cao với các mức hỗ trợ, kháng cự
Khi kết hợp kháng cự/hỗ trợ, cách dùng mây ichimoku hiệu quả toàn tập như sau:

Kijun-Sen, Tenkan-Sen: Các mức hỗ trợ, kháng cự quan trọng
Vai trò Kijun-Sen là MA chậm. Còn Tenkan-Sen là MA nhanh.
Với Kijun-Sen: Xu hướng theo chiều tăng nếu nó ở ngay vị trí hỗ trợ. Còn khi ở kháng cự thì xu hướng sẽ theo chiều giảm. Nếu cắt đường giá thì diễn ra một đợt biến động dữ dội.
Với Tenkan-Sen: Việc xác định với kháng cự/hỗ trợ tương đối ngắn. Vì đây là đường MA diễn tiến nhanh.
Chikou-Span: các mức hỗ trợ, kháng cự mạnh
Trường hợp sử dụng Chikou-Span, trader phải lưu ý xác định phần đáy và đỉnh diễn ra ở quá khứ. Sau đó đi đến kháng cự/hỗ trợ mạnh.
Mây Kumo: Hệ thống toàn diện về các mức hỗ trợ, kháng cự quan trọng
Cách sử dụng đám mây ichimoku theo mây Kumo có tính toàn diện rất cao. Bởi nó được liên kết của đường dẫn A và đường B. Vì thế nên vị trí đáy/đỉnh sẽ là các mức hỗ trợ/kháng cự vô cùng quan trọng.
Cách để giao dịch toàn tập cùng hệ thống Ichimoku
Để giao dịch toàn tập hiệu quả cùng hệ thống của ichimoku cloud, trader thực hiện:

Giao dịch với tín hiệu giao cắt giữa Kijun-Sen và Tenkan-Sen
Xu hướng có chiều tăng khi Kijun-Sen nằm dưới của Tenkan-Sen. Trường hợp ngược lại sẽ là xu hướng chiều giảm.
Với sự cắt nhau của 2 đường MA, trader có thể chọn vào lệnh:
– Chọn Buy nếu Tenkan-Sen cắt đường Kijun-Sen (dưới lên)
– Chọn Sell nếu Tenkan-Sen cắt đường Kijun-Sen (trên xuống)
Kết hợp các tín hiệu củng cố xu hướng
Sự kết hợp có thể diễn ra:
– Xu hướng chiều tăng nếu Chikou-Span trên của đường giá và đường giá trên của đám mây.
– Xu hướng chiều giảm nếu Chikou-Span dưới của đường giá và đường giá dưới của đám mây.
Giao dịch với tín hiệu giao cắt giữa đường Chikou-Span với đường giá
Cách sử dụng đám mây ichimoku theo tín hiệu cắt:
– Chọn Buy nếu diễn biến cắt có chiều từ dưới đi lên.
– Chọn Sell nếu diễn biến cắt có chiều từ trên đi xuống.
Giao dịch với các tín hiệu từ mây Kumo
Đường A cắt với đường B, thực hiện giao dịch:
– Chọn Buy khi màu mây Kumo là cam và cắt từ dưới lên.
– Chọn Sell khi màu mây Kumo là xám và cắt từ trên xuống.
Trader hạn chế vào lệnh nếu thấy tín hiệu là breakout. Vì lúc này khả năng rủi ro khá lớn và không có lợi cho giao dịch.
Tổng kết cách sử dụng mây Ichimoku toàn tập nâng cao
Có rất nhiều cách sử dụng đám mây ichimoku để đạt được hiệu quả giao dịch ưu việt. Sử dụng một cách riêng biệt hay kết hợp cùng chỉ báo khác. Sử dụng theo những tín hiệu cắt nhau, đường tín hiệu, chiều tăng, chiều giảm,… Trader phải chú ý tham khảo, ghi nhớ và vận dụng thật linh hoạt để tăng tỷ lệ thành công trong giao dịch của mình.
640x320
33.52 KB